banner

Slide
Slide
Slide
Slide
Slide
Slide

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms Thu
    Điều hành Tour
    Ms Thu Ms Thu
    0972 595 693
  • Ms Thao
    Điều hành tour
    Ms Thao Ms Thao
    02363 817 067
  • Ms Thọ
    Điều hành tour
    Ms Thọ Ms Thọ
    02363 817 068
  • Ms Trúc
    Điều hành tour
    Ms Trúc Ms Trúc
    02363 817 286
  • Ms Giang
    Ms Giang
    Ms Giang Ms Giang
    02363 817 277
  • Hỗ trợ & phản ánh DV
    Chăm sóc KH 24/7
    Hỗ trợ & phản ánh DV Hỗ trợ & phản ánh DV
    1900 8648

Danh mục Tour

CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN

chương trình từ thiện

Thống kê truy cập

14
549
12894052

Ý kiến khách hàng

Gia đình đến từ Hồ Chí Minh

ĐỊA ĐẠO KỲ ANH QUẢNG NAM - Ngược dòng lịch sử

07/06/2017 04:09:33      3639 lượt xem

ĐỊA ĐẠO KỲ ANH QUẢNG NAM - Ngược dòng lịch sử là địa danh đáng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng Tuấn Nguyễn đi tìm hiểu nào!

I. ĐỊA ĐẠO KỲ ANH QUẢNG NAM

Xã Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng) cách trung tâm thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam khoảng 7km về hướng đông bắc, gần quốc lộ 1A. Năm 1994 xã Tam Thăng tự hào được nhà nước ta phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 1997 Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.

 

dia-dao-ky-anh-1

 

Ảnh 1: Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam - Ngược dòng lịch sử

 

Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam Ngày 19 tháng 5 năm 1998

 

Tham khảo lịch trình hợp lý nhất đi hết các điểm đến tuyệt đẹp:

a. Hoàn cảnh ra đời và quá trình hình thành

Địa đạo Kỳ Anh bắt đầu đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967. Tổng chiều dài Địa đạo khoảng 32 km, chiều rộng từ 0,5- 0,8 mét, chiều cao khoảng 0,8-1mét, chiều dài các đoạn Địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn, (trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm đề phòng khi địch phát hiện miệng Địa đạo, dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn còn lại để thoát tránh thương vong). Tuy nhiên đầu năm 1966 Địa đạo mới hình thành.

 

dia-dao-ky-anh-2

 

Đường đi vào địa đạo - Ảnh 2: Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

 

Địa đạo hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trãi khắp thôn xóm trong toàn xã, trong đó qui mô và sử dụng Địa đạo có hiệu quả nhất là ở thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình. Bởi nơi đây ngoài các yếu tố hỗ trợ tự nhiên như: Cây cối rậm rạp, kênh mương, đình, nhà dân liền kề, dưới tầng đất cát trắng còn có một lớp đất cóc ( đá ong), khó bị sụp lún.

 

dia-dao-ky-anh-3

Hành trình về địa chỉ đỏ  Kỳ Anh Quảng Nam của Đoàn thanh niên

 

Dụng cụ đào gồm: cuốc, xẻng ngắn cán, xà beng, và mủng, thúng, trạt để đem đất đổ đi nơi khác. Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam có hầm cứu thương, hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, thực phẩm ..., lực lượng đào Địa đạo là lực lượng tổng hợp, là sức mạnh dân quân: Bộ đội, du kích địa phương, phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên.

b. Vai trò địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

Địa đạo là thành trì vững chắc giúp quân dân Kỳ Anh Quảng Nam trụ bám đánh địch mỗi khi chúng càn quét, bảo tồn lực lượng, tổ chức phản công, tập kích địch bất ngờ và giữ vững địa bàn xã Tam Thăng.

 

dia-dao-ky-anh-4

Nhi đồng và những bài học hay, ý nghĩa tại Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

 

-Địa đạo là nơi ẩn nấp của các cán bộ “bất hợp pháp” bám trụ sát dân, nắm chắc từng địa bàn được phân công phụ trách, đáp ứng được yêu cầu đánh địch, bảo tồn lực lượng, giữ thế hợp pháp giúp hai lực lượng hợp pháp và bất hợp pháp song song tồn tại hỗ trợ lẫn nhau.

-Đồng thời địa đạo Kỳ Anh là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội góp phần lập chiến công hiển hách oai hùng.

Tóm lại : Nhờ có Địa đạo Kỳ Anh mà nhân dân xã Tam Thăng trong những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965- 1975) đã giữ vững được vùng giải phóng, nuôi giấu, che chở lực lượng cách mạng và làm bàn đạp mở rộng tấn công địch.

c. Kỳ Anh Quảng Nam ngày nay và sự hứa hẹn trong tương lai

 

dia-dao-ky-anh-6

 

Nâng cao lòng tự hào dân tộc đến từng học sinh - Ảnh 3: Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

 

Kỳ Anh Quảng Nam là dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nó thể hiện ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo, vì độc lập tự do, vì sự sống còn của quê hương của Đảng bộ, quân và dân Kỳ Anh Quảng Nam

Để có được một Kỳ Anh Quảng Nam giàu mạnh trong tương lai gần, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương cần phải bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị truyền thống lịch sử của di tích này, gắn liền với phục hồi làng chiến đấu, phục hồi Sông Đầm Bãi Sậy tạo nguồn thủy sản đa dạng phong phú, phát triển ngành nghề dệt chiếu, đan lát truyền thống, xây dựng các sản phẩm du lịch, cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, biến Kỳ Anh Quảng Nam xưa – Tam Thăng nay thành nơi du lịch hấp dẫn, ngày càng đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

 

dia-dao-ky-anh-8

 

"Thấm thía" lòng yêu nước qua lời Thuyết Minh viên tại Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

 

II. BÃI SẬY SÔNG ĐẦM

Tọa lạc tại thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng. Bãi Sậy Sông Đầm là một vùng đầm nước rộng lớn được hình thành từ thời xa xưa với diện tích tự nhiên khoảng 180 ha, mực nước sâu trung bình 1,6m. Trong đó, riêng Bãi Sậy là 40 ha, ban đầu người dân trong vùng gọi là Vũng Tràm.

Bãi Sậy trông giống như cái dều phình ra của dòng sông Đầm, nước chảy hiền hoà, có nhiều nguồn lợi thuỷ sản phong phú lắm cá nhiều tôm và các loại chim cư trú trong Đầm.

 

bai-say-2

 

Bãi Sậy chiều hoàng hôn - Ảnh 4: Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam

 

Với địa hình thâm u, nên trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược nhân dân địa phương các thôn, xã vùng Đông Tam Kỳ đã lợi dụng căn cứ Bãi Sậy kết hợp với Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam che giấu cho các đơn vị vũ trang, du kích, quân chủ lực V12, V18 và đơn vị đặc công E70, 72, 74 đã ém quân an toàn và tập kết chuẩn bị lực lượng tiến công đánh vào các cứ điểm của địch như An Hà, Núi Cấm, tỉnh đường Quảng Tín mở rộng vùng giải phóng kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, binh vận làm mất nhuệ khí quân thù góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc vào ngày 24/3/1975.

 

bai-say-3

 

Một màu xanh biếc tại Bãi sậy sông Đầm

 

Địa đạo Kỳ Anh Quảng Nam đưa đu khách hồi tưởng lại thời kì chiến đấu oanh liệt của dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất lưu lại trong lòng mỗi người cảm xúc khó tả. Cùng Tuấn Nguyễn ngược dòng thời gian hồi tưởng lại lịch sử Việt Nam nào!

Đến Đà Nẵng và trải nghiệm tất cả các thắng cảnh đẹp nhất khi tham gia các tour đang có KM cực khủng mùa thu đông 2019: