banner

Slide
Slide
Slide
Slide
Slide
Slide

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms Thu
    Điều hành Tour
    Ms Thu Ms Thu
    0972 595 693
  • Ms Thao
    Điều hành tour
    Ms Thao Ms Thao
    02363 817 067
  • Ms Thọ
    Điều hành tour
    Ms Thọ Ms Thọ
    02363 817 068
  • Ms Trúc
    Điều hành tour
    Ms Trúc Ms Trúc
    02363 817 286
  • Ms Giang
    Ms Giang
    Ms Giang Ms Giang
    02363 817 277
  • Hỗ trợ & phản ánh DV
    Chăm sóc KH 24/7
    Hỗ trợ & phản ánh DV Hỗ trợ & phản ánh DV
    1900 8648

Danh mục Tour

CHƯƠNG TRÌNH TỪ THIỆN

chương trình từ thiện

Thống kê truy cập

13
1068
12896856

Ý kiến khách hàng

Gia đình đến từ Hồ Chí Minh

Bản Cát Cát của người H’mông hơn cả nghỉ dưỡng là trải nghiệm

23/10/2017 03:36:07      2758 lượt xem

Bản Cát Cát của người H’mông là điểm đến hấp dẫn khi bạn đi du lịch Sapa. Theo chân hướng dẫn viên Tuấn Nguyễn Travel khám phá điều đặc biệt ở địa điểm này:

BẢN CÁT CÁT CỦA NGƯỜI H'MÔNG

 

Sapa nổi tiếng với đặc sản sương mù, thời tiết lạnh cùng với rất nhiều địa danh khác nhau. Đến Sapa không thể không tới bản Cát Cát của người H’mông trải nghiệm và khám phá những nét văn hóa đặc sắc nơi đây:

Bản Cát Cát của người H'mông với nét đẹp riêng

Bản Cát Cát của người H'mông với nét đẹp riêng

1. Nét đặc sắc trong trang phục của người H’mông ở bản Cát Cát:

Trang phục của người H’mông có nét độc đáo riêng. Trang phục của người phụ nữ sẽ có những điểm khác biệt so với đàn ông.

- Trang phục người phụ nữ: màu sắc sặc sỡ. Trong đó bao gồm: váy, tấm xiêm che trước bụng, váy áo xẻ ngực có yếm lưng, thắt lưng, xà cạp quấn 2 bụng chân và khăn quấn đầu. Đồ trang sức của người phụ nữ thường có: vòng tay, vòng chân, vòng cổ, khuyên tai và nhẫn.

Trang phục của người H'Mông ở bản Cát Cát mang nhiều giá trị văn hóa

Trang phục của người H'Mông ở bản Cát Cát mang nhiều giá trị văn hóa

- Trang phục người đàn ông bản Cát Cát của người H’mông: quần dài, áo ngắn ống rộng và cổ đứng. Cả quần và áo đều có màu chàm.

2. Nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng:

Bản Cát Cát ở Lào Cai đã được hình thành từ rất lâu. Nơi đây là địa bàn sinh sống của nhiều gia đình người H’mông sinh sống. Đến bản Cát Cát bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên yên bình mà còn thấy được nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng nhà ở.

Người H'mông sống trong ngôi nhà trình tường

Người H'mông sống trong ngôi nhà trình tường

Những ngôi nhà của người H’mông bản Cát Cát là ngôi nhà 3 gian được lợp bằng ván gỗ và thường được gọi là “nhà trình tường”. Đây là kiểu nhà mát về mùa hè và ấm áp về màu đông. Bố trí không gian sinh hoạt trong nhà cũng rất đơn giản. Ngôi nhà thường có 3 cửa, cửa chính nằm ở gian giữa ngôi nhà.

3. Nghề thủ công ở bản Cát Cát của người H’mông:

Tìm hiểu bản Cát Cát của người H’mông sẽ không thể không tìm hiểu nghề thủ công truyền thống người dân trong bản. Một điểm đặc biệt trong nghề dệt thổ cẩm của người H’mông bản Cát Cát là: chỉ dệt với 4 màu xanh, đỏ, vàng và trắng bằng kỹ thuật nhuộm từ lá rừng, tro. Họa tiết, hoa văn trên vải thổ cẩm đều rất phong phú, đa dạng.

Các sản phẩm mỹ ký bằng bạc được làm hoàn toàn thủ công

Các sản phẩm mỹ ký bằng bạc được làm hoàn toàn thủ công

Ngoài ra, ở đây còn có các sản phẩm mỹ ký là những trang sức như: vòng tay, vòng cổ và nhẫn bằng bạc. Mỗi sản phẩm đều được chạm khắc tỉ mỉ và tinh tế.

 

>>> Mách bạn những đặc sản Sapa mua về làm quà mà bạn khó lòng từ chối

 

 

4. Ẩm thực của người H’mông ở bản Cát Cát:

Bản Cát Cát của người H’mông cũng rất nổi tiếng với những món ăn ẩm thực đậm đà hương vị và mang bản sắc riêng. Trong đó bạn không thể không thưởng thức những món ăn và loại thức uống sau:

Đến bản Cát Cát của người H'mông đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản

Đến bản Cát Cát của người H'mông đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản 

- Rượu táo mèo.

- Món ăn Thắng cố.

- Nhái nấu mắng.

- Thịt hun khói khăng-gai.

- Món bánh ngô.

- Món đậu xị.

5. Nét độc đáo trong phong tục tập quán của người H’mông:

- Hôn nhân:

Bản Cát Cát của người H'mông vẫn còn lưu giữ tục kéo vợ

Bản Cát Cát của người H'mông vẫn còn lưu giữ tục kéo vợ

Tồn tại tục Kéo vợ. Nếu 1 người con trai thích, yêu 1 người con gái thì họ sẽ làm cỗ và nhờ bạn bè đưa người con gái đó về nhà mình và ở lại 3 ngày. Nếu người con gái đồng y thì sẽ có lễ cưới còn nếu không thì họ sẽ là người bạn.

- Tín ngưỡng thờ cúng:

Cũng như một số ít các dân tộc khác, ở bản Cát Cát của người H’mông tồn tại phong tục thờ cúng tín ngưỡng đa nguyên. Bên cạnh thờ cúng tổ tiên thì còn có tín ngưỡng ma nhà.

- Văn hóa tinh thần:

Ở bản Cát Cát lúc nào cũng rộn ràng tiếng nhạc và điệu hát

Ở bản Cát Cát lúc nào cũng rộn ràng tiếng nhạc và điệu hát

Người H’mông ở bản Cát Cát nói riêng cũng có một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Bên cạnh kho tàng văn học dân gian thì cuộc sống người dân nơi đây không thể thiếu những câu hát, tiếng sáo, tiếng khèn và tiếng đàn môi….

ĐƯỜNG ĐI BẢN CÁT CÁT 

 

1. Đường đi bản Cát Cát

Check-in đường đi bản Cát Cát của người H'mông

Check-in đường đi bản Cát Cát của người H'mông

Bản Cát Cát nằm ở xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Đã từ lâu, bản Cát Cát đã trở thành 1 địa đanh du lịch nổi tiếng. Bản Cát Cát của người H’mông nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km về hướng núi Fansipan.

Đường đi bản Cát Cát không khó và tương đối gần. Do đó, nhiều du khách lựa chọn tản bộ ngắm cảnh thiên nhiên hùng vỹ và khung cảnh bình yên của bản làng. Bạn có thể đi xe ôm với giá chỉ từ 20.000 đồng- 30.000 đồng.

2. Những trải nghiệm khi đến bản Cát Cát của người H’mông

Tuấn Nguyễn Travel gợi ý cho bạn một số trải nghiệm thú khi không nên bỏ lỡ khi đến bản Cát Cát của người H’mông ở Lào Cai là:

- Đi bộ tản mạn ngắm cảnh và tìm hiểu nét độc đáo trong cuộc sống sinh hoạt người dân.

Cây cầu Si dẫn vào bản Cát Cát

Cây cầu Si dẫn vào bản Cát Cát

- Đến địa điểm thác nước Cát Cát chảy từ đỉnh của dãy Hoàng Liên Sơn và cây cầu Si.

- Uống rượu táo mèo chỉ có 10.000 đồng/cốc và thưởng thức món ăn đặc sản.

Nụ cười hồn nhiên của đứa trẻ đang chơi

Nụ cười hồn nhiên của đứa trẻ đang chơi 

- Ghé thăm trường học và những nhà dân trong bản.

- Tham gia múa hát, nhảy sạp và đốt lửa trại cùng với người dân.

Đến bản Cát Cát của người H'mông đừng quên check-in bức ảnh đẹp

Đến bản Cát Cát của người H'mông đừng quên check-in bức ảnh đẹp

- Check-in bức ảnh kỉ niệm đẹp.

 

Không chỉ Sapa, Hà Giang mùa thu đông này có quá nhiều điểm thú vị để khám phá:

>>> Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm - Giá rẻ chỉ 1.990K - KM ngay 25% trong tháng 10/2017 - Duy nhất tại Tuấn Nguyễn Travel.

>>> Tour Hà Giang 4 ngày 3 đêm - Chỉ với 4.350K Khám phá tất tần tật xứ sở tam giác mạch!

 

BẢN TẢ PHÌN 

 

Ngoài bản Cát Cát của người H’mông thì 1 địa điểm khác cũng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức văn hóa, trải nghiệm thực tế hữu ích đó là bản Tả Phìn. Du lịch Sapa đừng quên ghé bản Tả Phìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

1. Bản Tả Phìn ở đâu?

Đường vào bản Tả Phìn thiên nhiên thơ mộng

Đường vào bản Tả Phìn thiên nhiên thơ mộng

Bản Tả Phìn nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12km và đi về hướng Đông Bắc. Con đường vào với bản làng Tả Phìn quanh co giữ những ngọn núi mà bên cạnh là những thửa ruộng bậc thang. Nơi đây là địa bàn cư trú chủ yếu của người Dao đỏ.

2. Khám phá bản Tả Phìn:

Cũng như bản Cát Cát của người H’mông bản Tả  Phìn của người Dao đỏ có rất nhiều điều thú vị chờ đón bạn khám phá.

Bản Tả Phìn, nơi sinh sống của dân tộc Dao đỏ

Bản Tả Phìn, nơi sinh sống của dân tộc Dao đỏ

- Nghề dệt thổ cẩm: với màu sắc rực rỡ.

- Nghề khảm bạc cổ truyền: là những đồng tiền được làm từ bạc trắng.

- Nghề rèn đúc với quy trình làm hoàn toàn truyền thống.

Trải nghiệm dịch vụ tắm lá thuốc

Trải nghiệm dịch vụ tắm lá thuốc

- Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm dịch vụ tắm lá thuốc giúp cho cơ thể khỏe khoắn, những mệt mỏi tan biến.

- Đừng quên khám phá hang động Tả Phìn với rất nhiều bí ẩn kì thú.

 

Khám phá Sapa giá rẻ trọn gói - Giảm ngay 25% mùa thu đông:

>>> Tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm Giá cực rẻ chỉ 1.890K - Duy nhất tại Tuấn Nguyễn Travel

 

Bản Cát Cát của người H’mông là địa điểm du lịch hứa hẹn mang tới cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Du lịch Sapa đừng quên ghé thăm các bản làng để hiểu rõ hơn phong tục trong cuộc sống sinh hoạt con người nơi đây.

Mai Hòa./