HÌNH ẢNH CHÙA BÁI ĐÍNH Ở NINH BÌNH
Là hình của vẻ đẹp tâm linh được nhiều người tìm đến Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình để tâm mình thên thanh tịnh và thư thái hơn. Ai đã từng đặt chân một lần đến Ninh Bình – mảnh đất địa linh nhân kiệt với cảnh sắc sơn thủy hữu tình đều phải nhớ mãi nơi đây. Nhớ với cảnh sắc, với ngôi chùa Bái Đính linh thiêng đã đi vào tâm linh nhiều người.
Chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Nằm tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính được xây dựng mới vào năm 2003 và khu chùa Bái Đính cổ năm 1136.
Là điểm tựa tâm linh lớn nhất Việt Nam, Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình đã trở thành một nơi được nhiều người biết đến. Những ai thường xuyên đi lễ chùa hoặc hay cũng bái thì đây chính là điểm đến hết sức lý tưởng cho điều này. Ngôi chùa này được nhiều người biết đến khi đặt chân đến Ninh Bình, và cũng là địa điểm mà nhiều người đồn thổi nhau để tìm đến với mảnh đất Ninh Bình này.
Khách đến thăm chùa Bái Đính và check - in rất vui vẻ
Toàn bộ quần thể chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Là ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất, ngôi chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình là Quần thể được xác lập nhiều kỷ lục của châu Á cũng như Việt Nam, như có khu hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á.. và nhiều kỷ lục khác nữa, hiện tại Chùa Bái Đính đang là ngôi chùa có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.
Tượng phật Di Lặc ở chùa Bái Đính
Tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m về phía đông nam. Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sang.
Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình, không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, cũng chẳng có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nơi cửa thiền.
Nhiều hotgirl đã đến và check - in - Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Tham khảo thêm các bài viết về Ninh Bình được quan tâm nhiều nhất.
>>>> Xem thêm: Các địa điểm du lịch Ninh Bình đẹp ngẫn người
>>>> Xem thêm: Đặc sản Tràng An Ninh Bình vị ngon khó cưỡng
GIỚI THIỆU VỀ CHÙA BÁI ĐÍNH
Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Từ nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng, thu hút nhiều Phật tử và khách đến tham quan.
Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, là nơi diễn ra lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh.
Rất nhiều bạn trẻ tìm về đây để tham quan và check - in
Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Tương truyền rằng nơi đây có nhiều cây thuốc quý mà Thánh Nguyễn Minh Không thường xuống hái lượm mang về chế “thuốc tiên”. Sau này nhiều lương y ở khắp nơi cũng tìm đến kiếm cây thuốc quý về chữa bệnh cho nhân dân. Trong kháng chiến, Bái Đính còn là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, nơi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền cách mạng tới nhân dân. Và hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình hiện nay chính là hính ảnh đã được tu sửa lại so với trước.
Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình - hành lang của chùa
Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m về phía đông nam. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
Hành lang chùa Bái Đính là địa điểm được chọn để quay cho
MV Bao Giờ lấy chồng của ca sĩ Bích Phương
Năm 1997, Bái Đính cổ tự được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Có một điều hết sức thú vị là mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
Khách tới check - in tại chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) là một công trình lớn, có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía Tây cố đô Hoa Lư. Một số hạng mục chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện Phật giáo, khu đón tiếp...
ĐIỆN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT Ở CHÙA BÁI ĐÍNH
Với hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình thì Điện Quan Thế Âm Bồ Tát cũng kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cột chốn, góc kẻ chuyền, có hai tầng mái uốn cong ở bốn phía, tổng số là 8 mái và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng, thông khí.
Điện quan thế âm bồ tát
Điện cũng lợp bằng ngói men ống Bát Tràng. Trong điện có 32 cột, gổm 2 hàng cột cái, mỗi hàng 6 cột và 4 phía có 20 cột xung quanh. Cột cái của điện đều làm bằng gỗ tứ thiết, mồi cột cái cao 11,8m, đường kính 0,7m; cột con cao 4,8m, đường kính 0,56m.
Tất cả 32 cột đều được đặt trên các tảng đá hoa sen hình vuông, mỗi cạnh của tảng đá kê cột cái là 1,3m, mỗi cạnh của tảng đá kê cột con là 1m. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng làm bằng gỗ tứ thiết. Để dựng tầng mái thứ hai của điện Quan Thế Âm Bồ Tát lại có thêm 20 cột con nữa, đường kính 0,6m (gọi là cột chốn). 20 cột chốn này được ngồi trên các xà nách to. Năm gian giữa phía trước đều lắp cánh cửa bằng gỗ lim, mỗi gian gồm 6 cánh cửa, mỗi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,94m; hai gian phụ ở hai hồi cánh cửa cao 2,5m, rộng 0,84m. Phía sau ở hai gian cạnh cũng lắp cánh cửa, mỗi cánh cao 2,5m, rộng 0,84m. Các cánh cửa cũng giống như các cánh cửa ờ Tam quan Nội, theo kiểu thượng thông phong song hỷ kép, hạ bản. Hình ảnh chùa Bái Đính ở Ninh Bình luôn được nhiều du khách tìm đến cũng vì muốn tâm hồn thanh tịnh, mong được sự phù hộ từ các bậc quan thế âm và hướng thiện hơn.
Tham khảo tour đi nhiều nhất mùa này
- >>> Tour Hạ Long 1 ngày Siêu KM chỉ từ 750k khám phá di sản thế giới - Check in tàu 5 sao
- >>> Tour Mộc Châu 2 ngày 1 đêm hành thứ 7 hàng tuần chỉ 699k
- >>> Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm khám phá cao nguyên đá Đồng Văn chỉ 2.190k
- >>> Tour Sapa 2 ngày 1 đêm - Siêu KM khám phá Fansipan - Cát Cát - Hàm Rồng chỉ 1.390k
- >>> Tour Ninh Bình 1 ngày - Khám phá Tràng An chùa Bái Đính chỉ 599K
- >>> Tour Sapa 2 ngày 1 đêm - Siêu KM khám phá Fansipan - Cát Cát - Hàm Rồng chỉ 1.390k
- >>> Tour Bà Nà - Siêu KM check in Cầu Vàng chỉ từ 650K
- >>> Tour Sapa 3 ngày 2 đêm - Khám phá Sapa nghỉ khách sạn 4* chỉ từ 1990K
- >>> Tour Huế 1 ngày - siêu KM giá rẻ chỉ 599K
Tú Linh